148 Nguyễn Thiện Kế - Q. Sơn Trà - Tp Đà Nẵng

Menu Mobile

Công ty TNHH MTV TM- DV Đức Nhân Tín - Hotline: 0772454599

XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN NHIỄM PHÈN, NHIỄM SẮT.

Việt Nam là quốc gia có nguồn nước ngầm khá phong phú về trữ lượng và khá tốt về chất lượng. Nước ngầm tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất đá, được tạo thành trong giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm thấu, thấm của nguồn nước mặt nước mưa…nước ngầm có thể tồn tại cách mặt đất vài mét, vài chục mét, hay hàng trăm mét. Đối với các hệ thống cấp nước cộng đồng thì nguồn nước ngầm luôn là nguồn nước được ưa thích.

Trong nước ngầm, sắt phản ứng với một số thành phần khác tạo thành hiện tượng nước bị phèn sắt, có màu nâu đậm, do đó, các vật liệu tiếp xúc với nước giếng nhiễm sắt thường bị ố vàng nâu. Nước ngầm từ các vùng đất trũng thường chứa nhiều sắt.

–    Đặc điểm của nước bị nhiễm phèn sắt.

Nước nếm có vị chua chua.
Nước giặt quần áo bị ố vàng.
Nước bị nhiễm phèn nặng, ngửi thấy mùi tanh tanh.

Khi nước bị nhiễm phèn sắt thì thường gây hại trong quá trình sử dụng. Do vậy điều quan tâm đó là biện pháp xử lý nước giếng nhiễm phèn – nhiễm sắt phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

Phương pháp xử lý nước giếng nhiễm phèn – sắt: Có nhiều phương pháp xử lý nước nhiễm phèn, một số phương pháp phổ biến như.

–    Lọc nước giếng bằng giàn mưa.

Nước nguồn sau khi bơm từ giếng lên được phun xuống nhờ hệ thống máng có đục lỗ giống như giàn phun mưa. Nguyên tắc của phương pháp này là oxy hoá Fe2+ dạng hoà tan thành Fe3+ kết tủa bằng cách cho nước tiếp xúc trực tiếp với oxi trong không khí. Nước sau làm thoáng được lọc qua cát, sỏi, than hoạt tính và lấy nước trong để sử dụng.

–    Biện pháp khử sắt bằng cách lọc qua lớp vật liệu lọc.

Nếu như các phương pháp trên đều có nhược điểm thì phương pháp này lại tỏ ra hiệu quả và được áp dụng phổ biến nhất.

Các vật liệu đặc biệt có khả năng xúc tác, đẩy nhanh quá trình ôxy hoá khử Fe2+ thành Fe3+ và giữ lại trong tầng lọc. Quá trình diễn ra rất nhanh chóng và có hiệu quả cao.

Để tránh hiện tượng tắc lọc ở bể lọc, do đó đến chu kỳ chúng ta phải tiến hành rửa lọc bằng nước.

Các vật liệu lọc phèn điển hình: Cát mangan, vật liệu DMI – 65, Greensand Plus, Manganese Greensand. Không những có hiệu quả loại bỏ hàm lượng sắt, mangan trong nước mà còn loại bỏ các thành phần Asen và một số kim loại nặng có hại ra khỏi nguồn nước.

–    Biện pháp khử sắt bằng phương pháp vi sinh.

Một số loại vi sinh có khả năng ôxy hoá sắt trong điều kiện mà quá trình ôxy hoá hoá học xảy ra rất khó khăn. Chúng ta cấy các mầm khuẩn sắt trong lớp cát lọc của bể lọc, thông qua hoạt động của các vi khuẩn, sắt được loại ra khỏi nước. Thường sử dụng thiết bị bể lọc chậm để khử sắt.

Tin liên quan